TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA KHI LÁI XE

“Nói không với rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”

*** Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, trong đó việc uống rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông. Hành vi uống rượu bia mà vẫn tham gia giao thông là tội ác, “ma men” đã cướp đi mạng sống của không ít các nạn nhân, đó là một khẳng định không thể phủ nhận.

Theo số liệu của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cung cấp : Trung bình hàng năm, Việt Nam xảy ra khoảng 20.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết khoảng 8000 người và bị thương khoảng 16.000 người cùng với nhiều thiệt hại về tài sản.

*** Tác hại của rượu bia khi lái xe :

Chất cồn trong rượu bia ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện giao thông như thiếu tập trung, hạn chế tầm nhìn, giảm khả năng nhận biết, phán đoán và phản ứng chậm khi đối phó với các tình huống nguy hiểm bất ngờ; gây cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm như chạy quá tốc độ, vượt ẩu.

*** Luật phòng chống tác hại của rượu bia:

Ngày 01/01/2020, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực, đã nhận được sự đồng thuận của người dân. Khoản 6, điều 5 Luật phòng chống, tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định: một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của rượu bia là “ Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Theo đó:

+ Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp, xe đạp điện khi vi phạm các điều kiện về nồng độ cồn sẽ bị phạt lên đến 600.000/đồng

+ Người điều khiển moto, xe gắn máy khi vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền lên đến 8.000.000/đồng và bị tước giấy phép lái xe tối đa 24 tháng.

+ Người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền lên đến 40.000.000/đồng và bị tước giấy phép lái xe 24 tháng.

*** Cách phòng ngừa tai nạn giao thông khi đã uống rượu bia :

+ Sử dụng phương tiện công cộng ( taxi, xe buýt,..)

+ Gọi người thân hoặc thuê xe ôm chở về nhà

+ Chọn một người bạn không uống rượu bia để đưa mọi người về

*** Cộng đồng hãy cùng chung tay, lan tỏa thông điệp “ Đã uống rượu bia - không lái xe”

Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như chúng ta uống rượu mà điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hãy vì lương tâm và trách nhiệm công dân, vì tính mạng của chính chúng ta và của những người đi đường. Hãy tuân thủ một cách nghiêm túc trong việc thực hiện an toàn trong khi tham gia giao thông nhằm ngăn ngừa đến mức cao nhất việc gây ra tai nạn cho người khác và kể cả chính mình. Mong sao khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, mỗi người chúng ta hãy có ý thức hơn nữa nhằm góp phần nhỏ của mình vào chiến dịch giảm thiểu tai nạn giao thông. Đây cũng chính là ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người.

AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI, MỌI NHÀ

26/z4238024037560-ab1e64bfb073c58c957a89c97f96cfe4_15042023083217150_oskkagmw.ant.jpg
26/z4238024031548-98e5018e11044151b9ef66b2d89db61f_15042023083216650_qsv2j2ea.nhm.jpg

 

Thống kê
  • Đang online: 92.754
  • Hôm nay: 120
  • Hôm qua: 113
  • Tất cả: 346.295